Skip to main content

Sự ảnh hưởng của Tướng thuật đến nền văn hóa truyền thống dân gian

Tướng thuật có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và nó có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa Trung Hoa kể cả truyền thống và chính trị. Để tìm hiểu rõ hơn về kiến thức Tướng thuật và mối liên kết giữa Tướng thuật và nền văn hóa Trung Quốc. Tại 12 Cung sao sẽ giúp bạn khám phá được Sự ảnh hưởng của Tướng thuật đến nền văn hóa truyền thống dân gian. Nếu bạn quan tâm hơn, hãy tìm hiểu chuyên mục Tướng số của chúng tôi.

Tướng thuật luôn hiện diện trong sinh hoạt thường ngày của đông đảo người dân, nó dần dần ăn sâu vào trong tâm lý văn hoá dân tộc, có sức cảm hoá, hiệu triệu mọi tầng lớp trong xã hội và gây ảnh hưởng sâu rộng.

Tướng thuật và chính trị

Do giai cấp thống trị phong kiến rất tin vào mệnh học nên trên mọi phương diện như chọn người kế vị ngôi vua, tuyển nhân tái, chế định chính sách,... đều bị ảnh hưởng bởi tướng thuật. Tống Chân Tông, Tống Huy Tông, Minh Thành Tổ được lên ngôi hoàng đế chính là nhờ vào thầy xem tướng.

Hoàng đế dùng người cũng thường hỏi ý kiến của thầy tướng. Cách phán đoán về con đường làm quan dựa vào tướng mệnh đã trực tiếp hình thành nên tập tục xấu chia bè đảng, kết vây cánh, chăm chăm thu lợi cho mình trong nội bộ giai cấp thống trị. Hàn Dũ chính là một ví dụ điển hình về việc “do có tướng mệnh xấu mà ảnh hưởng tới tiến đồ cả đời”. Một số người dù lập nên rất nhiều công lao, song do tướng mệnh không tốt nên cũng không được khen thưởng. Chẳng hạn như Đường Thái Tông không khen thưởng cho Vương Hiển vì cho rằng ông có tướng miệng không quý.

Có rất nhiều sách lược quốc sự cũng phải tham khảo ý kiến của thầy xem tướng. Tống Thái Tông quyết định tiến đánh Hà Đông chính là một ví dụ. Những ghi chép về vấn đề này trong lịch sử xa xưa chưa hẳn là hoàn toàn đáng tin cậy, song mối quan hệ mật thiết giữa tướng thuật và chính trị là điều không phải bản cải.

Được giai cấp thống trị sùng bái nên tướng thuật đôi lúc đã đóng vai trò mang tính quyết định trong việc trị quốc thời cổ đại. Tướng thuật đã đem lại cho người kế thừa ngôi báu một "mệnh trời" mang tính thần thánh, điều đó hiển nhiên sẽ mang lại động lực và sự an ủi về mặt tâm lý cho vị hoàng để kế vị. Quan trọng hơn nữa là, việc đề cao vận mệnh định sẵn có thể làm yên ổn lòng dân, cũng cố lòng quân trên mức độ lớn nhất. Đây mới là ý nghĩa chính trị thực sự của tướng thuật.
Mối liên kết giữa Tướng thuật và nền văn hóa Trung Quốc

Theo truyền thuyết lịch sử, khi lựa chọn thái tử, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt từng hỏi ý kiến của nhà xem tướng Thái Hoè. Thái Hoè cho rằng, có một người trong số hoàng tôn của Nguyên Thế Tổ có thể đảm đương trọng trách lớn lao này, sau này nhất định sẽ trở thành thái bình thiên tử, người này chính là Nguyên Thành Tông Thiết Mục Nhĩ.

Mối liên kết giữa Tướng thuật và nền văn hóa Trung Quốc
Trong "Thất tu loại cảo" của Lương Anh đời Minh có ghi chép rằng, Chu Nguyên Chương muốn cũng cố chính quyền, đề phòng phiên vương làm loạn nên khi phong đất cho các vương đã lệnh cho cao tăng xem tướng cho họ. Viên Củng xem tướng cho Yên vương xong thì hết lời khen ngợi ông có tướng mạo phú quý, nhất định có thể làm thiên tử. Chu Nguyên Chương vốn đang phân vân, do dự, nghe Viên Củng phán như vậy thì đưa ra quyết định ngay.

Viên Cũng đã dự đoán Chu Lệ có mệnh làm vua, đương nhiên là động lực và sự an ủi về mặt tâm lý cho Chu Lệ. Quan trọng hơn nữa là, việc đề cao vận mệnh định sẵn có thể làm yên ổn lòng dân, cũng cố lòng quân. Đây mới là ý nghĩa chính trị thực sự của tướng thuật.

Tướng thuật và quân sự

Tướng thuật cũng đã gây ảnh hưởng sâu sắc đối với quân sự cổ đại Trung Quốc. Một lượng lớn nội dung liên quan tới quân sự sớm đã được phát hiện trong những lời bói ghi trên giáp cốt văn. Tới thời Xuân Thu Chiến Quốc, các phương pháp tướng thuật như vọng khí (quan sát khí), xem bói trước khi xuất trận đã được ứng dụng rộng rãi.

Thời cổ đại, thầy tướng cũng thường xuất chinh cũng binh sĩ, họ cũng giống như nhà quân sự, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và lên kế hoạch tác chiến. Trong “Minh sử” có ghi chép rằng, khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đi thảo phạt Trần Hữu Lương, có thầy tướng Trương Trung tham gia vạch sách lược, hơn nữa còn theo quân lính ra trận. Trương Trung đã phán đoán chính xác thời gian cần có để bình định Trần Hữu Lượng.

Hay như Vĩnh Lạc hoàng đế chinh chiến phía bắc, được hai thầy xem tướng nổi tiếng là Hoàng Phú Trọng Hoà và Viên Trung Triệt vạch mưu giúp. Ngoài ra, việc lựa chọn tướng lĩnh cũng có liên quan trực tiếp với tướng mệnh thuật số. Danh tướng thời sơ Đường là Lý Mảnh, khi chọn tướng lâm trận, nhất định phải xem tướng mặt của người này. Có người hỏi ông vì sao phải như vậy, ông nói rằng: “Người mệnh mỏng thì sẽ không thể sống thọ để lập công danh được”. Có thể thấy rõ tướng thuật đã có ảnh hướng rất lớn đối với quân sự.

Tướng thuật và kinh tế

Đối với quốc gia, những ví dụ về việc quan sát sao trời để quyết định chính sách kinh tế là nhiều không kể xiết. Nếu giới tự nhiên xảy ra thảm hoạ gì thì nhà vua thường ra chiếu chỉ miễn thuế hoặc cho tạm ngừng xây dựng các công trình.

Còn đối với cá nhân, thì thương nhân phải làm gì mới có thể phát tài? Chính là cần mời thầy tới xem tướng. Còn về việc số mệnh có tiền của hay không, làm thế nào mới có thể phát tài thì cho tới nay, mọi người vẫn luôn muốn tìm người xem giúp. Bởi vậy mới có câu nói “giàu nghèo có số”. Có thể thấy rằng quan điểm này đã ăn sâu vào trong tư tưởng của mọi người dân.

Tướng thuật và triết học 

Tướng thuật cổ đại Trung Quốc có quan hệ mật thiết, không thể tách rời với triết học, nó đã hấp thu lý luận triết học cổ đại “thiên nhân cảm ứng”, “vật cực tất phản” và "Âm dương Ngũ hành" để từ đó xây dựng lý thuyết cho riêng mình, hơn nữa lý thuyết này còn phát triển ngày một hoàn thiện cùng với những biến đổi không ngừng của triết học cổ đại Trung Quốc. Do vậy, có thể nói tướng thuật cổ đại Trung Quốc kỳ thực là được sinh ra từ trong sự phát triển của triết học cổ đại Trung Quốc, là một bông hoa lạ nở trên mảnh đất triết học cổ đại.

Trong tướng thuật, ảnh hướng của lý thuyết “thiên nhân Cảm ứng” chủ yếu biểu hiện ở sự tương ứng giữa con người và vạn vật trong vũ trụ. Chẳng hạn như, các bộ phận trong cơ thể người tương ứng với mặt trời, mặt trăng, vì sao và các hiện tượng tự nhiên.

Trong tướng mặt Ngũ hành Lục diệu thì Ngũ hành lần lượt ứng với các vị trí trên khuôn mặt: Hoả tinh ứng với trán, Thổ tỉnh ứng với mũi, Kim tinh ứng với tai trái, Mộc tinh ứng với tai phải, Thuỷ tinh ưng với miệng.

Tướng thuật cổ đại Trung Quốc phán đoán vận mệnh tốt xấu của con người chủ yếu là xem mức độ hoà hợp tưng ứng giữa con người với vũ trụ và tự nhiên, nếu đặc trưng tướng mạo hoà hợp, có tuần tự thì là tướng lành, còn ngược lại là tướng dữ. Ngoài ra, trong tướng thuật còn có phương pháp xem tướng dựa vào sự so sánh với động vật, kỳ thực đây cũng là quan niệm triết học cho rằng con người có cùng nguồn gốc, cùng nguyên lý và kết cấu tương đương với vũ trụ và tự nhiên.

Tướng thuật và phong tục dân gian

Khi đã ăn sâu vào trong tâm tưởng của người dân thì đương nhiên tướng thuật sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống thường ngày của dân chúng. Trên bình diện phong tục dân gian, tướng thuật không những có thể mang lại sự yên tâm cho con người về mặt tâm lý, mà còn có thế dẫn dắt con người đi đúng hướng trên đường đời.

Tướng thuật gây ảnh hưởng lớn nhất tới hôn nhân và gia đình. Tướng thuật cho rằng, mệnh tướng của vợ hoặc chồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh của đối phương, do vậy hôn nhân cổ đại Trung Quốc vô cũng coi trong mệnh tướng của hai bên.

Đạo đức phong kiến, tinh thần luân lý hàm chứa trong tướng thuật đã thấm nhuần vào trong đời sống của người dân thông qua các câu chuyện, các vở kịch, khiến người dân hiểu rằng phải biết tuân thủ đạo đức phong kiến và luân lý cương thường. Do tướng thuật khá phù hợp với chuẩn tắc đạo đức và hình thái ý thức của giai cấp thống trị chính thống nên tướng thuật chưa bao giờ bị giai cấp thống trị phản đối, ngược lại còn được khen ngợi và tôn sùng, có thể nói, tướng thuật đã gây ảnh hướng tới mọi mặt trong cuộc sống của người dân.

Tổng quan xem tướng số con người

Kiến thức Thuật xem tướng
Xem Tướng số cuộc đời
Bản quyền 12 Cung Sao

Comments

Popular posts from this blog

[Asteroids Signs] - Dấu hiệu tiểu hành tinh trong chiêm tinh học

Tiểu hành tinh trong các cung bao gồm tiểu hành tinh Chiron, Ceres, Pallas, Juno & Vesta. Và nó có ý nghĩa gì đến 12 cung hoàng đạo trong chiêm tinh học? Tìm hiểu Dấu hiệu tiểu hành tinh trong chiêm tinh học ảnh hưởng thế nào đến 12 cung hoàng đạo? Có rất nhiều tiểu hành tinh ở vành đai giữa quỹ đạo sao Hỏa và sao Mộc cũng như xung quanh quỹ đạo hệ mặt trời của chúng ta. Một số trong số những tiểu hành tinh này có đủ năng lượng lớn để tạo ra sự ảnh hưởng đặc biệt khi chúng đi qua các dấu hiệu của 12 cung hoàng đạo. Nhiều nhà chiêm tinh sử dụng chúng trong bản đồ cung hoàng đạo để tìm hiểu thêm về đặc điểm ảnh hưởng của nó. Các tiểu hành tinh chính xuất hiện trong một biểu đồ chiêm tinh 12 cung hoàng đạo là các tiểu hành tinh: Ceres, Juno, Pallas Athena và Vesta. Một tiểu hành tinh đặc biệt nữa chính là Chiron, nó có đặc điểm của một sao chổi được tìm thấy nằm bên trong quỹ đạo sao Thổ và nằm bên ngoài quỹ đạo của Thiên Vương Tinh. Các tiểu hành tinh này đều được đặt theo

Ma Kết: GHÉT và THÍCH - Khi Kết GHÉT ai, Kết sẽ ngó lơ, không quan tâm đến ngườ...

Ma Kết: GHÉT và THÍCH - Khi Kết GHÉT ai, Kết sẽ ngó lơ, không quan tâm đến người đó, dửng dưng mà sống. Hoàn toàn có thể nói là người đó không còn trong mắt Kết. - Khi Kết bị ai GHÉT, Kết càng muốn làm cho người đó ghét mình hơn. Mặt khác, một số Kết lại muốn thử phương pháp “mật ngọt chết ruồi”, đối xử tốt với người mình ghét rồi đạp một cái thật mạnh. - Khi Kết THÍCH ai, Kết chẳng làm gì cả, thậm chí sợ tiếp cận người ấy, chỉ âm thầm lặng lẽ quan sát, lo lắng. (vì vậy luôn để vuột mất người ấy :v ) - Khi Kết được ai THÍCH, họ hay có “thú vui tao nhã” là thử thách người thích mình bằng nhiều cách bao gồm lạnh nhạt, xa lánh, thờ ơ. Vượt qua được cửa này, bạn sẽ thấy một bộ mặt hoàn toàn khác của Kết :v = Yuri =