Âm dương ngũ hành trong tướng thuật là kiến thức cốt lõi trong tướng thuật. Để tìm hiểu rõ hơn về những kiến thức trong Tướng thuật, Âm Dương ngũ hành và Ngũ hành tướng pháp và kiến thức của thuật Xem tướng, xem bói, xem tướng đoán vận mệnh cuộc đời của con người thì tại 12 Cung sao sẽ giúp bạn khám phá được nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến tướng thuật và thuyết Âm Dương ngũ hành trong Tướng số. Nếu bạn quan tâm hơn, hãy tìm hiểu chuyên mục Tướng số của chúng tôi.
Tướng thuật cổ đại Trung Quốc cho rằng, khi con người sinh ra đã bẩm thụ hai khí âm và dương, do tỉ lệ của hai khí này khác nhau, nên vận mệnh của con người cũng trở nên phức tạp và đa dạng, quan sát khí bẩm sinh của một người thì có thể biết được sự lành dữ của vận mệnh, cũng như tính cách tốt xấu của người đó.
Quan niệm Ngũ hành cho rằng Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ là 5 loại vật chất cơ bản cấu thành vạn vật trong vũ trụ, giữa chúng có mối quan hệ tương sinh tương khắc, sự biến hoá và vận hành của chúng đã cấu thành nên thế giới vật chất vừa biến đổi không ngừng, lại vừa hoà hợp cân đối. Trong mô hình thế giới Âm dương Ngũ hành này, sự phát triển của lịch sử chính là một quá trình tuần hoàn biến đổi và phát triển liên tục dựa trên nguyên lý Âm dương trao đổi, Ngũ hành sinh khắc.
Văn hoá thuật số cổ đại Trung Quốc có mối quan hệ máu thịt với văn hoá truyền thống phong kiến, đã quyết định nó chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuyết Âm dương Ngũ hành. Các thầy xem tướng cổ đại không chỉ bắt chước các văn nhân chính thống phong kiến giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội dựa trên lý luận Âm dương trao đổi và Ngũ hành sinh khắc chế hoá, mà còn ứng dụng các thuật số như tướng pháp, kham dư, tinh mệnh, chiêm bốc để suy đoán về sự lành dữ, hoạ phúc trong tướng mệnh của con người.
Ngũ hành tương sinh:
Quan hệ tương sinh tương khắc của Ngũ hành cũng giống như âm dương, là hai mặt không thể tách rời của sự vật. Không có sinh thì sẽ không có sự phát triển và trưởng thành của sự vật; không có khắc thì không thể duy trì sự cân bằng và hoà hợp trong sự phát triển và biến đổi của sự vật. Bởi vậy, trong sinh có khắc, trong khắc có sinh, trái ngược nhau mà nương tựa vào nhau, dựa vào nhau để cùng tồn tại.
Tướng thuật cổ đại Trung Quốc cho rằng, khi con người sinh ra đã bẩm thụ hai khí âm và dương, do tỉ lệ của hai khí này khác nhau, nên vận mệnh của con người cũng trở nên phức tạp và đa dạng, quan sát khí bẩm sinh của một người thì có thể biết được sự lành dữ của vận mệnh, cũng như tính cách tốt xấu của người đó.
Học thuyết Âm dương Ngũ hành
Âm dương, Ngũ hành vốn là hai quan niệm triết học đi liền với nhau, được dùng để khái quát về hầu hết các lĩnh vực thuộc xã hội con người và giới tự nhiên. Quan niệm âm dương là kết tinh của tư tưởng triết học thời cổ đại Trung Quốc, trước hết thể hiện chủ yếu trong “Chu Dịch” và “Lảo Tử”, được dùng để giải thích quy luật biến hoá và phát triển của con người, sự vật, xã hội và giới tự nhiên.Quan niệm Ngũ hành cho rằng Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ là 5 loại vật chất cơ bản cấu thành vạn vật trong vũ trụ, giữa chúng có mối quan hệ tương sinh tương khắc, sự biến hoá và vận hành của chúng đã cấu thành nên thế giới vật chất vừa biến đổi không ngừng, lại vừa hoà hợp cân đối. Trong mô hình thế giới Âm dương Ngũ hành này, sự phát triển của lịch sử chính là một quá trình tuần hoàn biến đổi và phát triển liên tục dựa trên nguyên lý Âm dương trao đổi, Ngũ hành sinh khắc.
Văn hoá thuật số cổ đại Trung Quốc có mối quan hệ máu thịt với văn hoá truyền thống phong kiến, đã quyết định nó chịu ảnh hưởng sâu sắc của thuyết Âm dương Ngũ hành. Các thầy xem tướng cổ đại không chỉ bắt chước các văn nhân chính thống phong kiến giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội dựa trên lý luận Âm dương trao đổi và Ngũ hành sinh khắc chế hoá, mà còn ứng dụng các thuật số như tướng pháp, kham dư, tinh mệnh, chiêm bốc để suy đoán về sự lành dữ, hoạ phúc trong tướng mệnh của con người.
Quan hệ sinh khắc của Ngũ hành
Ngũ hành tương khắc:- Kim khắc Mộc
- Mộc khắc Thổ,
- Thổ khắc Thuỷ,
- Thuỷ khắc Hoả
- Hoả khắc Kim
- Kim sinh Thuỷ
- Thuỷ sinh Mộc
- Mộc sinh Hoả
- Hoả sinh Thổ
- Thổ sinh Kim
Ngũ hành tướng pháp
Tướng thuật cổ đại Trung Quốc cho rằng, vạn vật trên trái đất đều có thể quy về Ngũ hành, tức là con người và sự vật tự nhiên đều sinh ra từ cùng một nguồn gốc. Dựa theo nguyên lý Ngũ hành, hình thể của con người được phân thành 5 hình thái Kim, Mộc, Thuý, Hoả, Thổ. Dựa vào đặc trưng tính chất Ngũ hành của mỗi người, cũng như dựa vào vận mệnh của người đó, mà sau này nhân tướng được đã chia tướng người thành tướng pháp Ngũ hành gồm năm loại là người hình Kim, người hình Mộc, người hình Thuý, người hình Hoả và người hình Thổ, qua đó đã thể hiện được rất rõ nét lý luận Ngũ hành.DỰ ĐOÁN BỆNH TẬT QUA NGŨ HÀNH TƯỚNG PHÁP
Ngũ hành tướng pháp là một dạng tướng thuật học, cũng là cách chẩn đoán bệnh của thầy thuốc Đông y. Nó vận dụng học thuyết Ngũ hành, kết hợp với các đặc trưng như sắc da, hình thể, bấm tỉnh, thái độ và khả năng thích ứng với tự nhiên của con người, cũng như thông qua việc quan sát hình dáng bề ngoài của con người để dự đoán về tình hình sức khoẻ. Ngoại hình của con người được phân thành 5 loại khác nhau là Kim, Mộc, Thuý, Hoả, Thổ.
- Người hình Mộc đa sầu đa cảm:
- Hình Mộc dài và gầy: Ngũ quan, cơ thể, ngón tay chân đều dài. Nam thì đường hoàng, đỉnh đạc. Nữ thì yểu điệu, yếu đuối, đều không thích nói nhiều.
- Nhân vật điển hình: Lâm Đại Ngọc.
- Bệnh tật: Bộ phận cần chú ý nhất là gan và mật, tiếp đến là xương cốt và tứ chi.
- Người hình Kim kiên trì nguyên tắc:
- Hình Kim vuông vức: Người gầy, nhỏ bé, song sống lưng khá rộng, mặt hình vuông, mũi thẳng, miệng rộng, tứ chi khẳng khiu, hành động mau lẹ.
- Nhân vật điển hình: Gia Cát Lượng.
- Bệnh tật: Bộ phận cần chú ý là phổi và ruột già, tiếp đến là khí quản và toàn bộ hệ thống hô hấp.
- Người hình Thủy thâm thúy khó hiểu:
- Hình Thuỷ béo và tròn: Người béo, da đen, hành động chậm chạp, trầm tĩnh, ít nói, dễ thay đổi, thâm thuý khó hiểu.
- Nhân vật điển hình: Tào Tháo.
- Bệnh tật: Người hình Thuỷ cần chú ý tới thận và bàng quang.
- Người hình Thổ thông minh nhưng trông có vẻ ngốc nghếch:
- Hình Thổ nặng và dày: Cơ thể cường tráng, dáng người hài hoà, cân đối, có cơ bắp, thích hợp làm vận động viên thể thao.
- Nhân vật điển hình: Trương Phi.
- Bệnh tật: Bộ phận cần chú ý là dạ dày và lá lách, tiếp đến là ruột và hệ thống tiêu hoá.
- Người hình Hỏa tràn đầy sức sống:
- Hình Hoả đỏ và nhọn: Người gầy và nhỏ, mặt đỏ hồng hào, đi ngẩng cao đầu, hành động mau lẹ, sức lưc dồi dào.
- Nhân vật điển hình: Tôn Ngộ Không.
- Bệnh tật: Bộ phận cần chú ý là tim và ruột non, tiếp đến là mạch máu và hệ thống tuần hoàn.
Tổng quan xem tướng số con người
- Nguồn gốc và lịch sử của thuật Xem Tướng
- Nền tảng và nguyên nhân khiến Tướng thuật trở nên thịnh hành
- Cách xem tướng người qua Hình tướng, Khí sắc và Hình thần
- Tổng quan xem bói tướng Mặt
- Tổng quan xem bói tướng Tay
- Tổng quan xem bói tướng Đầu
- Tổng quan xem bói tướng Tóc
- Tổng quan xem bói tướng Nốt ruồi
- Tổng quan xem bói tướng Chân
- Tổng quan xem bói tướng Hình thần
- Tổng quan xem bói tướng Khí sắc
Comments
Post a Comment