Khi xem Tử Vi, người giải đoán thường chỉ giải các bộ sao trong lá số, mệnh cục, các hành của các ngôi sao, các đại tiểu hạn,…Ngoài ra, còn một yếu tố nữa mà không thể thiếu sót khi giải đoán Tử Vi là Phi Cung Bát Trạch, Phi Cung Bát Tự và cung Sanh.
12 cung số trên lá số Tử Vi thật ra là dàn theo “Bát quái trận đồ”. Vi vậy, các cung trên tử vi đều mang một “quẻ” tương ứng với các quẻ nằm trên Bát Quái. Ví dụ: Cung Tý trong Tử Vi là quẻ Khảm (tượng trưng là phía Bắc) tương ứng với quẻ Khảm trên Bát Quái cũng chỉ hướng Bắc.
via Tử Vi Lý Số: Bát Quái Trận trong Tử Vi.
Vì lý do trên, 2 lá số Tử Vi cùng ngày, tháng, vá giờ sinh NHƯNG khác phi cung Bát Trạch và Bát Tự sẽ dẫn đến sự khác biệt nhiều (vì phi cung bát trạch và bát tự sẽ biến đổi theo năm, và giới tính Nam/Nữ. Ví dụ: tuổi Mậu Thìn (Nam) – năm 1928 thì bát trạch rơi vào cung Ly, nhưng tuổi Mậu Thìn (Nam) – năm 1988 thì bát trạch lại rơi vào cung Chấn).
Ví dụ:
Lá số của 2 người nữ có ngày tháng năm và giờ sinh Âm Lịch giống nhau, nhưng năm sinh Dương Lịch lại khác nhau Giáp Dần (1914) và Giáp Dần (1974):
- Đối với người nữ sinh năm 1914: cung sanh rơi vào cung Cấn, phi cung bát trạch và bát tự rơi vào cung KHẢM tức tại cung Tý trên lá số Tử Vi (nữ thì phi cung bát trạch và bát tự tính như nhau, nhưng nam thì bát trạch và bát tự khác nhau).
- Đối với người nữ sinh năm 1974: cung sanh rơi cũng vào cung Cấn (cung Sanh không đổi theo năm dương lịch), phi cung bát trạch và bát tự lúc này lại rơi vào cung ĐOÀI tức tại cung Dậu trên lá số Tử Vi.
* Đây mình không giải đoán 2 lá số này, mà chỉ chú trọng vào các cung Sanh, Bát Trạch và Bát Tự:
+ Cung Sanh:
- Nữ Giáp Dần (1914): cung Sanh rơi vào cung Cấn tại Dần có Cự Nhật ngộ Hóa Kị, Lộc Tồn: người này sinh ra có tiền bạc đầy đủ, giữ gìn tiền của tốt và cuộc sống liên quan đến vấn đề tài chính nhiều.
- Nữ Giáp Dần (1974): giải đoán giống trên.
+ Phi Cung Bát Trạch và Bát Tự:
- Nữ 1914: phi cung bát trạch và bát tự của người này rơi vào quẻ Khảm tại Tý có Đồng Âm sáng nhưng lại ngộ Tuần, Riêu,…Đầu tiên là phi cung bát trạch trước: bát trạch dùng để xem nhiều việc liên quan đến phong thủy, nhà cửa và tình duyên: vậy chứng tỏ rằng phần lớn cuộc đời của cô này liên quan nhiều đến việc ra ngoài giao tiếp với xã hội: ra ngoài hay gặp chuyện bực mình, buồn khổ vì tình duyên, có tiếng nhưng không có miếng,…Kế đến là bát tự, phi cung bát tự chì dùng để xem về đời sống lứa đôi, đây chứng tỏ là đường tình duyên của cô này bạc bẽo vì Đồng Âm sáng mà lại ngộ Tuần, Riêu, và đời sống vợ chồng của cô bị chi phối nhiều bởi dư luận xã hội (Đây mình chỉ giải phi cung bát trạch và bát tự, vẫn chưa kết hợp với cung Phu trên Tử Vi có Cơ Lương miếu địa).
- Nữ 1974: phi cung bát trạch rơi vào cung Điền. Đây tạo nên sự khác biệt rõ rệt giữa 2 người phụ nữ này. Cô sinh năm 1974 này phi cung bát trạch rơi vào cung Dậu tức cung Điền Trạch trên Tử Vi khiến cho cô này đầu tiên là tính cách mạnh mẽ hơn là cô trước và đời của cô này phần lớn là liên quan đến điền sản, cung Điền của cô cũng khá vì có SPLT gặp Tam Hóa Liên Châu, điều này còn chứng tỏ rằng cô này là người quán xuyến nhà cửa rất tốt, trong ngoài đều do một tay cô lo. 2 lá số đều có cung Thiên Di giống nhau tức Đồng Âm ngộ Tuần: nhưng đối với cô thứ 2 (sn 1974) thì vì Phi Cung Bát Trạch của cô có cách SPLT nên tạo ra tính cách vượt gian khó rất tốt khiến cho cô ra ngoài lại có uy với xã hội, mặc dù có gặp khó khăn. Bên cạnh đó, phi cung bát tự của cô thứ 2 cũng rơi vào cung Điền, điều này chứng tỏ khi cô lập gia đình thì đời sống vợ chồng của cô ảnh hưởng nhiều bởi ngôi nhà mà 2 vợ chồng đang ở; ví dụ như là đời sống vợ chồng của cô này sẽ “suông sẻ” hơn là cô đầu tiên vì dù gì cung Điền tại đây cũng có Quang Quý, Thiên Phúc và Long Đức, và nhiều người có nhà cửa cao đẹp sẽ hỏi cưới cô, chồng của cô này nể vợ trong nhà.
Ngoài ra, còn có thể lấy một ví dụ khác như 2 đứa bé (1 nam, 1 nữ) cùng được sinh vào một ngày, giờ, tháng, năm sinh nhưng phi cung bát trạch và bát tự của 2 bé này khác nhau thì sẽ dẫn đến việc lá số Tử Vi của 2 bé khác nhau. Phi Cung Bát Trạch quan trọng hơn là Bát Tự, vì bát trạch bao gồm nhiều khía cạnh hơn…Khi giải đoán cung mệnh của đương số, bát trạch cũng chi phối một số điểm trong đó ví dụ như tính cách và ngoại hình của người đó (tùy trường hợp cụ thể khác nhau).
Ví dụ: 2 bé sinh vào 1982 (Nhâm Tuất), cung Sanh của cả 2 đều rơi vào cung Đoài.
Bé Nam: Bát Trạch là quẻ Ly, Bát Tự là quẻ Càn.
Bé Nữ : Bát Trạch và Bát Tự đều là quẻ Càn.
Các cung phi trên sẽ dẫn đến việc giải đoán lá số của 2 bé này khác nhau rõ rệt.
Điều quan trọng nhất vẫn là phải giải đoán các bộ sao, mệnh, thân, phúc, đại tiểu hạn,…trên lá số Tử Vi. Nhưng cũng không thể thiếu sót cung Sanh, bát trạch và bát tự như là phần bỏ sung thêm cho sự chính xác. Nói chung, là phải kết hợp tất cả các cách để giải đoán một lá số Tử Vi.
Cách tính cung
KÝ NGŨ TRUNG: Cung là từ tám quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn … mà ra. Mỗi người đều có 3 cung: Cung Sanh, Cung Phi Bát Trạch và Cung Phi Bát Tự, thêm cung Tử nữa (khi chết mới tính) là bốn cung cả thảy.
Cung Sanh chỉ dùng để coi về số mạng mà thôi, không dùng về việc cưới gả, tạo tác vân vân … nếu dùng trong việc cưới gả, tạo tác là sai, gây hại cho người.
CÁCH TÌM CUNG SANH: Muốn tìm Cung Sanh phải thuộc mấy câu sau đây:
Nhứt KhảmNhì Khôn
Tam Chấn
Tứ Tốn
Ngũ Trung
Lục Càn
Thất Đoài
Bát Cấn
Cữu Ly
Giáp Tý tầm Lợi (Chấn), Giáp Tuất Càn
Giáp Thân Khôn thượng, Giáp Dần Gian (Cấn)
Giáp Ngọ Ly cung hoàn Mã thượng
Giáp Thìn Tốn thượng định kỳ chân.
Ký Ngũ Trung
Bính Dần ký Khảm, Ất Tỵ Đoài
Canh Thân Khôn thượng toán vô sai
Đinh Hợi, Kỷ Hợi đồng ký Cấn
Nhược ư Nhâm Ngọ thị Ly bài
Thí dụ: Tìm Cung Sanh cho 3 tuổi sau đây coi cung gì? (Năm nay là năm 1987): 60 tuổi, Mậu Thìn (sanh năm 1928); tuổi Nhâm Ngọ, 46 tuổi (sanh năm 1942), và tuổi Giáp Ngọ, 34 tuổi (sanh năm 1954).
Muốn tính Cung Sanh cho tuổi nào, ta phải tìm vòng con giáp của tuổi đó. Muốn tìm vòng con giáp, ta bấm tay lên cung của tuổi đó, theo chiều nghịch, hô mỗi cung mỗi chữ: Giáp, Ất, Bính … cho đến chữ Thiên can của tuổi ấy, hễ nó nằm ở cung nào là vòng con giáp ở cung đó.
Như tuổi Mậu Thìn, năm nay (1987), 60 tuổi ở trên, ta bấm tay vào cung Thìn, theo chiều nghịch, hô: Giáp tại Thìn, Ất tại Mẹo, Bính tại Dần, Đinh tại Sửu, rồi Mậu tại Tý, ta thấy tuổi Mậu Thìn thuộc con nhà Giáp Tý. Vậy, “Giáp Tý tầm lợi”, theo chiều thuận, ta hô: Tam Chấn tại Tý, Tứ Tốn tại Sửu, Ngũ Trung tại Dần, Lục Càn tại Mẹo, Thất Đoài tại Thìn.
Vậy Cung Sanh của tuổi Mậu Thìn là cung Đoài.
Tìm Cung Sanh của tuổi Nhâm Ngọ 46 tuổi (sanh năm 1942). Ta cũng y như trước mà tìm vòng con giáp: tuổi Nhâm Ngọ thuộc vòng Giáp Tuất. Như ta đã biết: “Giáp Tuất Càn”. Giờ ta bấm tay lên cung Tuất, hô: Lục Càn tại Tuất, Thất Đoài tại Hợi, Bát Cấn tại Tý, Cữu Ly tại Sửu, Nhất Khảm tại Dần, Nhì Khôn tại Mẹo, Tam Chấn tại Thìn, Tứ Tốn tại Tỵ, Ngũ Trung tại Ngọ. Vậy: tuổi Nhâm Ngọ này thuộc cung Ngũ Trung, ta coi trở lại bài “Ký Ngũ Trung” thấy có câu “Nhược ư Nhâm Ngọ thị Ly bài”, nghĩa là : Nếu tuổi Nhâm Ngọ mà tính nhằm Ngũ Trung ấy là cung Ly. Vậy, tuổi Nhâm Ngọ 46 tuổi này Cung Sanh là Cung Ly.
Còn tuổi Giáp Ngọ, 34 tuổi (sanh năm 1954) thì khỏi tính vì ta biết ngay tuổi đó là cung Ly rồi. Bởi trong bài “Tầm Cung Sanh” có câu “Giáp Ngọ Ly Cung hoàn mả thượng”, nghĩa là: tuổi Giáp Ngọ thuộc Cung Ly nó ở ngay trên cung Ngọ.
Cung Phi Bát Trạch là cung Chánh dùng để coi về việc tạo tác và hôn nhơn vân vân … nếu không biết về Cung Phi Bát Trạch này thì không coi về phương hướng nhà cửa, mồ mả hay coi về hôn nhơn cưới gã gì được, nên nó rất quan trọng. Người không biết, dùng lầm Cung Sanh ở trước thì hỏng bét cả.
Cung Phi khác với Cung Sanh, Cung Sanh nó không chạy, hễ cùng một tuổi với nhau thì đàn ông cung gì là đàn bà cung đó, nghĩa là dầu đàn ông hay đàn bà, hễ là cùng một tuổi thì đồng một cung như nhau.
Cung Phi trái lại, cùng là một tuổi mà đàn ông cung khác đàn bà cung khác, nên gọi nó là Phi. Phi là chạy, chạy khác đi không giống nhau.
Phần Phi cung Bát Tự này chỉ dùng về việc hôn nhơn thôi, đây là cung phụ, khi chọn về hôn nhơn thấy cung này được kiết, xem lại cung Bát trạch ở truớc cũng được kiết đó là Đại kiết, còn hai bên đều hung ấy là Đại hung, phải tránh. Một bên hung một bên kiết, đó là bán hung bán kiết, nên suy tính cho thật kỹ sẽ dùng, lý bất thập toàn, ta không nên quá câu chấp.
Chỗ đồng và chỗ chẳng đồng giữa Bát trạch và Bát tự:
a) CHỖ ĐỒNG:
- Bát trạch dùng: Nhứt Khảm, Nhì Khôn … Bát tự cũng vẫn dùng y như vậy.
- Bát trạch: cung của phụ nữ giống y như bên Bát tự. Nghĩa là cung của phụ nữ bên Bát trạch và bên Bát tự vẫn là một cung không thay đổi.
b) CHỖ CHẲNG ĐỒNG:
- Cung phi Bát trạch dùng cả hôn nhơn và tạo tác, còn Cung Phi Bát tự chỉ dùng về hôn nhơn.
- Về phần đàn ông, cung Phi Bát tự khác với cung Phi Bát trạch.
- Về 64 cung biến của Bát trạch và Bát tự khác nhau, nên hai bên có hai bài riêng, đừng lầm đem bài này dùng bấm cho cung kia là sai cả. Ở sau, ta sẽ nói đến bài bấm 64 cung biến của Phi cung Bát tự này.
—o0o—
CÁCH TÌM PHI CUNG BÁT TỰ
Như trên ta đã biết cung Phi Bát trạch và Bát tự của Nữ mạng vẫn là một thì cách tính cũng vẫn là một. Vậy ta cứ theo các cách tính cung Phi Bát trạch mà tính cung Phi Bát tự của Nữ mạng, rối từ cung Phi của Nữ mạng mà suy ra cung Phi Bát tự của Nam mạng theo bảng đối ứng lập thành sẳn dưới đây.
Hễ: Nữ 1 thì Nam 2, Nữ 2 thì Nam 1, cộng 1 với 2 lại thành 3. Số 3 là con số căn bản.
Rồi hễ: Nữ 3 thì Nam 9, Nữ 4 thì Nam 8, Nữ 5 thì Nam 7, Nữ 6 thì Nam 6, Nữ 7 thì Nam 5, Nữ 8 thì Nam 4, Nữ 9 thì Nam 3. Giờ ta đem cộng từng cặp một của 7 cung Nam Nữ này lại thì thành ra số 12.
Vậy con số 3 và con số 12 là con số căn bản để tính ra cung số Nam Nữ Bát tự lữ tài. Hễ biết cung Nam mạng thì tìm ra cung Nữ mạng, biết cung Nữ mạng thì tìm ra cung Nam mạng. Hễ dưới 3 thì trừ cho 3, còn trên 3 thì trừ cho 12 thì ra cung số của Nam hoặc của Nữ.
Xin tóm lược để dễ thấy:
Nữ | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Nam | 2 | 1 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 |
Khi các bạn theo cách tính cung Phi Bát trạch ở truớc mà tìm ra cung Phi Bát tự của bên Nữ rồi, theo số cung của bên Nữ ở trên mà dò ra số cung của bên Nam ở dưới.
Xin nhắc lại số cung nên đọc:
1: Nhứt Khảm, 2: Nhì Khôn, 3: Tam Chẩn, 4: Tứ Tốn, 5: Ngũ Trung, 6: Lục Càn, 7: Thất Đoài, 8: Bát Cấn, 9: Cửu Ly.
Comments
Post a Comment